Thứ tư, 24 Tháng 2 2016 10:12

Những khó khăn về thị trường xuất khẩu, giá thành sản xuất cao làm tăng áp lực lên giá thành cá tra nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên, giá cá tra vẫn không tăng hơn, thậm chí còn giảm xuống mức thấp kỷ lục.

catra xkhau

                                                                                                                                                      Cá tra xuất khẩu

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep), trong năm 2015, giá nguyên liệu cá tra tại ĐBSCL liên tục giảm từ mức giá trung bình từ 20.000 - 22.500 đồng/kg trong quý I/2015 đến 21.500 – 21.700 đồng/kg trong quý 3/2015. Với nhiều nỗ lực từ người nuôi và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nhưng giá cá tra không tăng hơn, tính đến cuối tháng 9/2015, giá cá tra xuống mức giá xấp xỉ giá thành sản xuất.

Theo đánh giá, năm 2015, ngành cá tra tiềm ẩn nhiều rủi ro do hạn chế về kỹ thuật chăn nuôi, chế biến cũng như khâu tiêu thụ. Chi phí sản xuất trong nước cao dẫn đến sản phẩm xuất khẩu kém cạnh tranh. Sản lượng cá tra năm 2015 của các tỉnh vùng ĐBSCL ước đạt 1.123 ngàn tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ, trong đó Đồng Tháp ước đạt 375.277 tấn (-6%), An Giang ước đạt 248.064 tấn (+5%), Cần Thơ đạt 153.140 tấn (+2%).

Trong tháng 10/2015, diện tích nuôi cá tra tại ĐBSCL xu hướng giảm dần do nhiều người nuôi nhỏ lẻ thua lỗ, giá cá tra nguyên liệu giảm xuống dưới 20.000 đồng/kg. Nhiều hộ nuôi đã chuyển sang hướng liên kết với các DN hoặc nuôi gia công cho doanh nghiệp thay vì tự đầu tư nuôi. Nhờ liên kết nuôi cá tra theo chuỗi nên sản lượng cá tra vẫn giữ vững.

Đến tháng 11/2015, thị trường cá tra nguyên liệu các tỉnh ĐBSCL vẫn trầm lắng. Tại Cần Thơ, giá thu mua cá tra nguyên liệu trong cỡ hiện giảm nhẹ xuống mức 19.000-19.500 đ/kg (trả chậm), so với mức 19.500-19.700 đ/kg thời điểm cuối tháng 10. Tại Đồng Tháp, giá thu mua cá tra nguyên liệu cỡ 600-700gr/con ổn định ở mức 19.500-19.70 đ/kg. Tại An Giang, giá cá tra nguyên liệu cũng ở mức thấp 18.000-19.500 đ/kg.

Theo Vasep, tính đến hết tháng 12/2015, nhu cầu NK cá tra chưa có dấu hiệu tích cực hơn ở 3 thị trường NK lớn là: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động chế biến, kinh doanh và XK của DN. Nhu cầu không cao khiến nhà máy không thể tăng hơn công suất chế biến. Đây cũng là một lý do lớn ảnh hưởng đến giá cá tra nguyên liệu giảm.

Tại hầu hết các thị trường lớn, XK gặp rất nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu thụ và NK chậm, giá bán không tăng, yêu cầu về chất lượng, ATTP khắt khe hơn. Mỹ và EU là hai thị trường XK lớn nhất nhưng giá trị XK giảm liên tiếp ngay từ đầu năm. Trong top 8 thị trường XK cá tra lớn nhất thì có đến 6 thị trường giá trị XK giảm: Mỹ (giảm 6,3%); EU (giảm 17,2%); ASEAN (giảm 0,8%); Mexico (giảm 16,8%); Brazil (giảm 36,8%) và Colombia (giảm 16,5%). Chỉ có giá trị XK sang Anh (tăng 13,9%); Trung Quốc – Hongkong (tăng 42,7%) và Ảrập Xêut (tăng 4,2%) so với cùng kỳ năm trước.

Vasep nhận định, trong tháng cuối năm 2015, những khó khăn về thị trường xuất khẩu, giá thành sản xuất cao càng tăng áp lực lên giá thành cá tra nguyên liệu trong nước. Tính đến tháng 12, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL dù tăng nhẹ khoảng 400 đ/kg so với tháng trước nhưng vẫn khá trầm lắng.

Tại Cần Thơ, giá thu mua cá tra nguyên liệu trong size 600giảm 800 g/con hiện giữ ở mức 19.500 giảm 20.000 đồng/kg (trả chậm); Tại Đồng Tháp giá cá trong size là 19.300giảm 20.000 đồng/kg (trả chậm); tại An Giang là 17.500giảm 19.000 đ/kg. Theo Vasep, đây là mức thấp nhất trong năm 2015, dự báo trong năm 2016, khó khăn XK tại hầu hết các thị trường XK lớn và thị trường tiềm năng sẽ tác động trở lại khiến giá cá tra sẽ giảm thấp hoặc bất ổn hơn so với năm 2015.

Doanh Nghiệp VN